Thuốc Rabicad 20mg – điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng (10 viên)
Thuốc Rabicad 20 của công ty Cadila Pharmaceuticals Limited, thành phần chính chứa rabeprazole, là thuốc dùng để trị viêm loét dạ dày tá tràng.
✔️ Cam kết hàng chính hãng 100%
✔️ Giá tốt nhất thị trường
✔️ Hoàn trả 200% giá trị sản phẩm nếu phát hiện sản phẩm kém chất lượng.
✔️ Tư vấn miễn phí 24/7.
✔️ Giao hàng toàn quốc.
- Nội dung
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Công dụng:
Chỉ định
Thuốc Rabicad 20 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
► Ðiều trị loét tá tràng hoạt động.
► Loét dạ dày lành tính hoạt động.
► Loét có triệu chứng hay bệnh lý loét trào ngược dạ dày – tá tràng (GORD).
► Kiểm soát lâu dài bệnh lý trào ngược dạ dày-tá tràng (duy trì GORD).
► Điều trị triệu chứng bệnh lý trào ngược dạ dày – tá tràng có triệu chứng mức độ từ trung bình đến rất nặng (GORD có triệu chứng).
► Hội chứng Zollinger-Ellison.
► Phối hợp với các chế độ điều trị kháng khuẩn thích hợp trong việc điều trị tận gốc Helicobacter pylori ở các bệnh nhân bệnh lý loét tiêu hóa.
Chống chỉ định
Thuốc Rabicad 20 chống chỉ định trong các trường hợp sau:
► Bệnh nhân quá mẫn với rabeprazol natri, hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.
► Phụ nữ có thai và suốt quá trình cho con bú.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
► Thuốc Rabicad 20 được dùng đường uống.
Liều dùng
Người trưởng thành/người cao tuổi
Loét tá tràng hoạt động và loét dạ dày lành tính hoạt động
► Liều uống khuyến cáo đối với cả dạng loét tá tràng hoạt động và loét dạ dày lành tính hoạt động là 20 mg được dùng 1 lần mỗi ngày vào buổi sáng.
► Hầu hết bệnh nhân có loét tá tràng hoạt tính trong 4 tuần. Tuy nhiên 1 vài bệnh nhân có thể cần điều trị bổ sung thêm 4 tuần nhằm đạt được hiệu quả điều trị. Hầu hết bệnh nhân loét dạ dày lành tính hoạt động lành loét trong vòng 6 tuần. Tuy nhiên, 1 lần nữa, 1 vài bệnh nhân có thể cần 6 tuần điều trị bổ sung để lành vết loét.
Loét hay bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản (GORD)
► Liều uống khuyến cáo cho điều kiện này là 20 mg, uống 1 lần mỗi ngày trong vòng 4 đến 8 tuần. Việc kiểm soát lâu dài bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản (quản lý GORD): Đối với việc quản lý lâu dài, việc duy trì liều rabeprazol sodium 20 mg hay 10mg, 1 lần mỗi ngày có thể được sử dụng phụ thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân.
► Việc điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản có triệu chứng từ trung bình đến rất nặng (GORD có triệu chứng): 10mg, 1 lần mỗi ngày ở những bệnh nhân không có viêm thực quản. Nếu việc kiểm soát triệu chứng không đạt được suốt 4 tuần, bệnh nhân nên được xem xét kỹ hơn. 1 khi các triệu chứng được giải quyết, việc kiểm soát triệu chứng có thể đạt được, sử dụng chế độ điều trị theo yêu cầu, liều 10 mg – 1 lần mỗi ngày khi cần thiết.
Hội chứng Zollinger-Ellison
► Liều khuyến cáo ở người lớn là 60 mg, 1 lần mỗi ngày. Có thể tăng liều lên đến 120 mg/ngày dựa vào các nhu cầu của cá nhân bệnh nhân. Có thể dùng các liều đơn hàng ngày lên đến 100 mg/ngày. Liều 120 mg có thể cần các liều được chia nhỏ, 60 mg – 2 lần mỗi ngày. Nên tiếp tục điều trị lâu hơn nếu có chỉ định lâm sàng.
Điều trị triệt để H. pylori
► Các bệnh nhân nhiễm H. pylori nên được điều trị với trị liệu triệt để. Việc kết hợp dưới đây được khuyến cáo trong vòng 7 ngày.
► Rabeprazol natri 20 mg – 2 lần mỗi ngày + clarithromycin 500 mg – 2 lần mỗi ngày và amoxicillin 1 g – 2 lần mỗi ngày.
► Đối với các chỉ định đòi hỏi việc điều trị với viên nén rabeprazol natri – 1 lần mỗi ngày vào buổi sáng, trước khi ăn và mặc dù thời gian dùng thuốc trong ngày hay thức ăn dùng kèm thuốc cũng không chứng tỏ sự ảnh hưởng của hoạt tính rabeprazol natri, chế độ điều trị này sẽ tạo điều kiện cho tuân thủ điều trị.
► Các bệnh nhân nên thận trọng là viên nén rabeprazol natri không nên nhai hay làm vỡ mà nên nuốt trọn cả viên thuốc.
Suy thận và suy gan
► Không cần thiết điều chỉnh liều đối với các bệnh nhân suy thận hay suy gan.
► Xem trong cảnh báo đặc biệt và phần thận trọng trong việc sử dụng rabeprazol natri trong việc điều trị các bệnh nhân suy giảm chức năng gan nặng.
Trẻ em
► Không khuyến cáo dùng rabeprazol natri ở trẻ em, vì chưa có kinh nghiệm trong việc sử dụng thuốc trên đối tượng bệnh nhân này.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Thành phần sản phẩm:
► Rabeprazole……………………………….20mg
► Tá dược khác vừa đủ
Tác dụng phụ
❌ Khi sử dụng thuốc bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
► Các phản ứng ngoại ý do thuốc được báo cáo thường xuyên nhất, suốt các thử nghiệm lâm sàng có kiểm chứng với rabeprazol là các phản ứng nhức đầu, tiêu chảy, đau bụng, suy nhược, đầy hơi, nổi mẫn đỏ và khô miệng. Đa số các kinh nghiệm về các phản ứng ngoại ý suốt các nghiên cứu lâm sàng về bản chất đều nhẹ hay trung bình và thoáng qua.
► Các tác dụng ngoại ý sau đây được báo cáo từ thử nghiệm lâm sàng và kinh nghiệm trong lưu hành.
► Tần suất được định nghĩa như sau: Thường gặp, (>1/100 < 1/10). Không thường gặp, (>1/1000 < 1/100). Hiếm, (> 1/10000 < 1/1000). Rất hiếm, (< 1/10000).
Nhóm cơ quan hệ thống |
Thường gặp |
Ít gặp |
Hiếm gặp |
Rất hiếm |
Chưa biết |
Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng. |
Nhiễm trùng. |
||||
Rối loạn hệ tạo máu và lymphô. |
Giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu. |
||||
Rối loạn hệ miễn dịch. |
Phản ứng dị ứng (1, 2). |
||||
Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hoá. |
Chán ăn, giảm magnesi huyết. |
Giảm natri huyết. |
|||
Rối loạn tâm thần. |
Mất ngủ. |
Tình trạng kích động. |
Trầm cảm. |
Lẫn lộn. |
|
Rối loan hệ thần kinh. |
Nhức đầu chóng mặt. |
Tình trạng mơ màng. |
|||
Rối loạn mắt. |
Rối loạn thị giác. |
||||
Rối loạn mạch máu. |
Phù ngoại biên. |
||||
Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất. |
Ho, viêm họng, viêm mũi. |
Viêm phế quản, viêm xoang. |
|||
Rối loạn tiêu hoá. |
Tiêu chảy, nôn, buồn nôn, đau bụng, táo bón, đầy hơi. |
Khó tiêu, khô miệng, ợ hơi. |
Viêm dạ dày, viêm miệng, Rối loạn vị giác. |
||
Rối loạn gan mật. |
Viêm gan, vàng da. Bệnh não gan (3). |
||||
Rối loạn da và mô dưới da. |
Ban. Đỏ da (2). |
Ngứa. Tăng tiết mồ hôi. Nổi bóng nước (2). |
Ban đỏ đa dạng. Hoại tử biểu bì do nhiễm độc (TEN). Hội chứng Stevens-Johnson (SJS). |
||
Rối loạn cơ xương, mô liên kết và xương. |
Đau không đặc hiệu/đau lưng. |
Đau cơ, vọp bẻ chân, đau khớp, gãy xương. |
|||
Rối loạn thận và niệu. |
Nhiễm trùng đường niệu. |
Viêm thận kẽ. |
|||
Rối loạn hệ sinh sản và vú. |
Chứng vú to ở nam giới. |
||||
Rối loạn chung và tình trạng tại vị trí dùng thuốc. |
Suy nhược. Hội chứng giả cúm. |
Đau ngực. Ớn lạnh. Sốt. |
|||
Kiểm tra. |
Tăng men gan (3). |
Tăng cân. |
(1): Bao gồm sưng mặt, hạ huyết áp và khó thở.
(2): Đỏ da, nổi bóng nước và phản ứng dị ứng thường biến mất sau khi ngưng thuốc.
(3): Hiếm báo cáo về bệnh não gan ở bệnh nhân xơ gan. Trong điều trị những bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan nặng, bác sĩ được khuyên thận trọng khi khởi đầu điều trị với rabeprazole ở nhóm đối tượng này.
► Hướng dẫn cách xử trí ADR
Ngay lập tức gặp bác sĩ nếu bệnh nhân gặp phải các tác dụng không mong muốn sau vì bệnh nhân có thể cần phải được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Lưu ý về sản phẩm (Lời khuyên của nhà sản xuất):
-
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
-
Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Bảo quản:
-
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
-
Để xa tầm tay trẻ em.
Quy cách:
► Hộp 1 vỉ x 10 viên
SẢN PHẨM NÀY CHỈ BÁN KHI CÓ CHỈ ĐỊNH CỦA BÁC SĨ, MỌI THÔNG TIN TRÊN WEBSITE CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO.
Lưu ý: tất cả thông tin trên website là được lấy từ thông tin trên bao bì sản phẩm của nhà sản xuất. Bài viết này mục đích là cung cấp thông tin không có ý định cung cấp lời khuyên y khoa.