- Nội dung
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Công dụng:
Chỉ định
► Glimepirid được dùng bằng đường uống để điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin (đái tháo đường tuýp 2) ở người lớn, khi không kiểm soát được glucose trong máu bằng chế độ ăn, tập luyện thể lực và giảm cân.
Chống chỉ định
► Bệnh nhân mẫn cảm với glimepirid hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc, hoặc với sulfonylurê khác, hoặc với các dẫn chất sulfamid.
► Đái tháo đường phụ thuộc insulin (tuýp 1).
► Nhiễm toan ceton.
► Nhiễm khuẩn nặng, chấn thương nặng, phẫu thuật lớn.
► Hôn mê do đái tháo đường.
► Suy thận hoặc suy gan nặng.
► Người có thai, người cho con bú.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
► Thuốc dùng đường uống. Uống thuốc cùng hoặc không cùng bữa ǎn.
Liều dùng
► Liều dùng tùy thuộc vào đáp ứng và dung nạp thuốc của người bệnh.
► Liều khởi đầu nên là 1 mg/ngày. Sau đó, cứ mỗi 1 – 2 tuần, nếu chưa kiểm soát được glucose huyết thì tăng thêm 1 mg/ngày cho đến khi kiểm soát được glucose huyết. Liều tối đa của glimepirid là 6 mg/ngày. Thông thường người bệnh đáp ứng với liều 1 – 4 mg/ngày, ít khi dùng đến 6 mg/ngày. Liều cao hơn 4 mg/ngày chỉ có kết quả tốt hơn ở một số trường hợp đặc biệt.
► Ở những người bệnh không kiểm soát được glucose huyết với liều metformin tối đa, thì có thể phối hợp với glimepirid. Vẫn duy trì liều của metformin, glimepirid được bắt đầu với liều thấp, sau đó nâng dần cho tới khi đạt yêu cầu về glucose huyết. Việc phối hợp phải có sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc. Những người bệnh không kiểm soát được glucose huyết với liều glimepirid tối đa, thì có thể xem xét phối hợp với insulin.
► Liệu pháp insulin được bắt đầu với liều thấp trong khi vẫn duy trì liều của glimepirid. Liều của insulin được điều chỉnh theo mức độ kiểm soát glucose huyết mong muốn và thường giảm hơn (40 – 50%) so với trường hợp dùng insulin đơn trị liệu. Tuy nhiên, cách phối hợp điều trị này có thể làm tăng nguy cơ hạ glucose huyết.
► Việc phối hợp với insulin phải có sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc. Trường hợp suy gan, thận (glimepirid được đào thải ở thận, sau khi chuyển hóa ở gan), liều khởi đầu của thuốc phải dè dặt để tránh các phản ứng hạ glucose huyết quá mức. Liều ban đầu chỉ dùng 1 mg/lần mỗi ngày. Liều có thể tăng lên nếu nồng độ glucose huyết lúc đói vẫn cao. Với Clcr < 22 mL/phút, thường chỉ dùng 1 mg/lần mỗi ngày, không cần phải tăng hơn. Với suy gan, chưa được nghiên cứu. Nếu suy thận nặng hoặc suy gan nặng, phải chuyển sang dùng insulin.
► Trong quá trình điều trị đái tháo đường, liều lượng thuốc phải được điều chỉnh căn cứ vào đáp ứng và dung nạp của người bệnh để đạt mục tiêu điều trị. Mục tiêu điều trị tùy thuộc vào từng đối tượng, nhìn chung là giảm glucose huyết lúc đói xuống dưới 7 mmol/L; glucose huyết sau ăn xuống dưới 10 mmol/L và glycosylat hemoglobin (HbA1c xuống dưới 7% (ở người bình thường là 4 – 6%). Những người bệnh đái tháo đường đã đạt glucose huyết lúc đói dưới 7 mmol/L bằng glimepirid, nhưng HbA1c vẫn cao hơn 7% thì cần theo dõi glucose huyết sau ăn.
► Phối hợp điều trị glimepirid với các thuốc ức chế a-glucosidase (ví dụ acarbose) mà tác dụng chủ yếu là làm hạ glucose huyết sau ăn cũng giúp làm giảm HbA1c: (HbA1c-glycated) hemoglobin là một dạng của hemoglobin, là chỉ số xác định mức đường huyết trung bình trong cơ thể và vì thế HbA1c được xem là chỉ số phản ánh tình trạng glucose máu trong 2 – 3 tháng gần đây. HbA1c được sử dụng để đánh giá đáp ứng của điều trị và là một chỉ số dự báo về nguy cơ phát triển các biến chứng mạch máu nhỏ ở người đái tháo đường (bệnh lý thần kinh, bệnh lý võng mạc, bệnh lý thận). Biến chứng mạch máu nhỏ trong bệnh đái tháo đường là nguyên nhân chính của mù lòa và suy thận.
► Mục tiêu điều trị nghiêm ngặt hơn (ví dụ HbA1c < 6%) có thể xem xét ở một số bệnh nhân mà không e ngại hạ đường huyết, cụ thể là những bệnh nhân mắc đái tháo đường chưa lâu, không có bệnh tim mạch và tuổi đời còn dài. Mục tiêu điều trị kém nghiêm ngặt hơn, có thể thích hợp với những người đã mắc đái tháo đường lâu năm, tuổi đời cao, đầu óc kém minh mẫn. Những người này khó đạt mục tiêu HbA1c < 7%. Sau khi bắt đầu điều trị và dò liều, cứ khoảng 2 – 3 tháng một lần cần xác định HbA1c để đánh giá đáp ứng của người bệnh với điều trị.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Thành phần sản phẩm:
Mỗi viên nén chứa:
►Thành phần dược chất: Glimepirid 4mg.
►Thành phần tá dược: Cellulose vi tinh thể M101, lactose monohydrat, croscarmellose natri, glycerol, povidon, copovidon, màu black PN, màu brilliant blue, natri starch glycolat, magnesi stearat, natri lauryl sulfat.
Tác dụng phụ
❌ Khi sử dụng thuốc Zlatko-50, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
►Thường gặp, ADR > 1/100
- Thần kinh: Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu.
- Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, cảm giác đầy tức ở vùng thượng vị, đau bụng, ỉa chảy.
- Mắt: Khi bắt đầu dùng thuốc thường có rối loạn thị giác tạm thời, do sự thay đổi về mức glucose huyết.
►Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
- Da: Phản ứng dị ứng hoặc giả dị ứng, mẩn đỏ, mày đay ngứa.
►Hiếm gặp, ADR < 1/1000.
- Gan: Tăng enzym gan, vàng da, suy giảm chức năng gan.
- Máu: Giảm tiểu cầu nhẹ hoặc nặng, thiếu máu tan huyết, giảm hồng cầu, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt.
- Mạch: Viêm mạch máu dị ứng. Da: Mẫn cảm với ánh sáng.
► Hướng dẫn cách xử trí ADR
Ngay lập tức gặp bác sĩ nếu bệnh nhân gặp phải các tác dụng không mong muốn sau vì bệnh nhân có thể cần phải được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Lưu ý về sản phẩm (Lời khuyên của nhà sản xuất):
-
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
-
Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Bảo quản:
-
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
-
Để xa tầm tay trẻ em.
Quy cách:
► Hộp 3 vỉ x 10 viên
SẢN PHẨM NÀY CHỈ BÁN KHI CÓ CHỈ ĐỊNH CỦA BÁC SĨ, MỌI THÔNG TIN TRÊN WEBSITE CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO.
Lưu ý: tất cả thông tin trên website là được lấy từ thông tin trên bao bì sản phẩm của nhà sản xuất. Bài viết này mục đích là cung cấp thông tin không có ý định cung cấp lời khuyên y khoa.